Hướng dẫn cách chơi Bassline trên Piano

Cả người mới bắt đầu chơi piano và người chơi trung cấp bị ám ảnh với việc cố gắng chơi bassline cùng lúc với giai điệu. May mắn là có nhiều cách đơn giản hơn để chơi bassline trên piano bằng cả hai tay. Hãy thử chơi kết hợp dù cho bạn mới chỉ học được một phần hoặc bassline đòi hỏi các kỹ năng cao hơn kỹ năng hiện tại của bạn. Luyện tập và thử nghiệm không chỉ cải thiện khả năng chơi bằng hai tay của bạn mà còn giúp cho bạn hiểu hơn về cách các nhạc sỹ sáng tác.

Các bước thực hành chơi bassline trên Piano

Tìm kiếm các khóa nhạc và các hợp âm đi kèm

Việc đầu tiên cần làm là xác định xem bài hát được chơi bởi khóa nào và tìm hiểu các hợp âm cơ bản của mỗi bộ khóa đó. Trong một khóa trưởng, các hợp âm một, bốn, và năm luôn luôn là trưởng, và chúng kết hợp với nhau tạo nên một chùm hợp âm phổ biến. Ví dụ, trong khóa Đô trưởng, bạn có thể chơi các hợp âm Đô trưởng, Fa trưởng và Sol trưởng.

Chơi nốt chủ âm của mỗi hợp âm bằng tay trái

Tên của hợp âm sẽ được đặt theo tên của nốt chủ âm. Chơi nốt chủ âm trên quãng tám giảm bằng tay trái và bạn sẽ chơi phần còn lại của hợp âm bằng tay phải. Ví dụ, lần lượt chơi theo thứ tự các hợp âm C (Đô trưởng), F (Fa trưởng), G (Sol trưởng), bạn sẽ chơi các phím C (Đô), F (Fa), G (Sol) trên quãng tám giảm bằng tay trái.

Bạn cũng có thể chơi nốt chủ âm bằng tay phải nếu bạn muốn.

Thay đổi thứ tự các hợp âm

Việc này có nghĩa là chơi một nốt khác của hợp âm. Tức là, thay vì chơi nốt C (Đô) trong hợp âm C (Đô) trưởng bằng tay trái, thì bạn sẽ chơi nốt E (Mi) bằng tay trái và nốt C (Đô) và G (Sol) bằng tay phải. Hãy thử chơi cùng một chùm hợp âm (C, F, G) khi bạn thay đổi các nốt được chơi trên bass. Giờ hãy chuyển sang chơi cả giai điệu và bassline cùng một lúc. Dưới đây là ví dụ về một chùm hợp âm đơn giản, với âm bassline tăng đều đặn (được in đậm):

C / E G

D / G B

E / C G

F / A C

G / B D

C / E G

Nếu thích, bạn có thể chơi nốt F (Fa) ở một quãng tám thấp hơn.

Thay đổi các quãng tám

Cho đến giờ bạn vẫn luôn quen với cách chơi walking bassline – nghĩa là nó thay đổi theo từng nhịp. Bây giờ hãy thử chơi bassline có nhiều hơn một quãng tám. Đây là một ví dụ khác trong khóa C (Đô) với 4 phách trong một nhịp. Một lần nữa, phần in đậm là bassline:

Nốt C (Đô) thấp / E (Mi) G (Sol) (giữ hợp âm trong hai nhịp)

Nốt C (Đô) cao hơn một quãng tám/ E (Mi) G (Sol)

Nốt C ‘ thấp/ E (Mi) G (Sol)

Chơi lặp lại mô típ này trong ở nhịp thứ hai với G (Sol)/ B (Si) D (Rê)

Chơi lặp lại với F (Fa) / A (La) C (Đô)

Chơi kết hợp các phương pháp này

Kết hợp chùm hợp âm và thay đổi nhịp diệu để tạo nên nhiều biến thể hơn với cùng các công cụ cơ bản. Dưới đây là sự kết hợp đơn giản của các ví dụ trên:

C (Đô)/ E (Mi) G (Sol) (giữ hai nhịp)

D (Rê) / G (Sol) B (Si)

E (Mi) / C (Đô) G (Sol)

Thử chơi với các bassline phức tạp hơn

Dưới đây là một chùm hợp âm nhấn mạnh các âm trầm:

Chơi hợp âm Đô (C E G) mỗi nhịp một phách, hoặc giữ nó dưới thấp.

Chơi tuần tự C (Đô), D (Rê), D # (Rê thăng), E (Mi) bằng tay trái

Có thể tùy chọn chèn các hợp âm khác vào cùng một khóa

Nếu bạn muốn chơi một bassline dễ đoán hơn một chút thì hãy chơi các hợp âm trong cùng một khóa. Vẫn lấy ví dụ với khóa C (Đô), hãy thử thêm một hợp âm A (La) thứ: A (La) + C ♮ (Đô thăng) + E (Mi).

Điều chỉnh theo phong cách của bạn

Mỗi phong cách đều có quy tắc riêng về nhạc lý và phương pháp truyền thống để xây dựng bassline. Có nhiều điều bạn có thể học bằng cách lắng nghe thật kỹ các bài hát và nói chuyện với các nhạc sỹ.

Hãy thử một thử nghiệm đơn giản tập trung vào các phách khác nhau của bassline để xem nó ảnh hưởng như thế nào đến bài nhạc. Bassline của đàn piano cổ điển có xu hướng nhấn trọng tâm vào phách thứ hai và thứ tư của nhịp 4/4, trong khi nhạc rock và rhythm & blues nhấn vào phách thứ nhất và thứ hai. Trong các số chỉ nhịp ba như là nhịp 3/4, thì phách thứ nhất thường được nhấn mạnh.
Vậy là với những hướng dẫn trên, bạn đã có thể chơi bassline trên piano rồi đấy. Chúc bạn thành công!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐT / Zalo: 0988 560 808