Cách chuyển tone nữ sang nam trong một bài hát rất đơn giản, trước hết các bạn cần làm quen với một số thuật ngữ như âm vực, âm vực của người hát
1. Khái niệm âm vực
Trước hết bạn hãy hình dung ra 7 nốt nhạc có phím màu trắng trên đàn piano và kèm theo là 5 phím đen nằm xen kẽ… 7 nốt nhạc đó có tên là C-D-E-F-G-A-B tính cả 5 phím đen nữa tổng là 12 phím. Từ đó ta có 1 Bát độ. Ở đàn piano có 8 bát độ như thế nối tiếp nhau từ trái qua phải. Người ta gọi tên các bát độ đó theo số từ 1 đến 8… Những nốt trong bát độ đó được viết kèm với tên số của bát độ, vd nốt C3 là nốt Đô ở Bát độ 3.
Các phím đàn từ trái sang phải của đàn piano cho ta một chuỗi âm thanh tăng dần đến cao nhất… Từ đó ta có Âm vực của đàn piano từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất là 8 bát độ
2. Âm vực của người hát.
Âm vực của Người hát phổ biến ở E2 đến A5… và được chia làm 2 giọng Nam Nữ vì âm vực Nữ cao hơn âm vực Nam khoảng hơn 1 bát độ. Rồi âm vực Nam và Nữ lại được phân thành nhiều giọng khác nhau… Nhưng ta chỉ lấy thông số của 3 giọng để tham khảo là giọng Trầm, Trung và Cao.
Từ đây ta có thể gom gọn âm vực của tất cả các giọng Nam khoảng từ E2 đến G4. Ca sỹ Quang Lê hát Huế đến G4, giọng ca sỹ Bằng Kiều đến A5 (thuộc âm vực của giọng Nữ). Âm vực của tất cả các giọng Nữ khoảng từ G3 đến A5. Ca sỹ Như Quỳnh hát đến C5, giọng ca sỹ Ngọc Hạ đến D5.
3. Âm vực của Bài hát.
Bài hát cũng có âm vực riêng của nó nữa. Một bài hát viết cho trẻ con thì chỉ vỏn vẹn có 1 bát độ. Không nói đến nhạc kịch Opera. Chỉ bàn đến nhạc phổ thông, nhạc trẻ, nhạc nhẹ, nhạc thính phòng v.v… âm vực của các loại nhạc này có khoảng âm dưới 2 bát độ (24 bán cung). Các loại nhạc sến, nhạc Trịnh Công Sơn có dưới 20 bán cung, thấp nhất có lẽ là 17 bán cung. Các nhạc sỹ viết loại nhạc phổ thông thường viết cao nhất từ nốt D4 ở dòng kẽ thứ 4 viết xuống, là những bài hát viết cho giọng Nữ. Nếu viết cho giọng Nam sẽ có nốt cao nhất từ nốt E4 nằm ở khe thứ 4 lên đến nốt G4 (hiếm).
Những bài hát được viết nốt trên 5 dòng kẽ ở khóa Sol thực tế chỉ nằm ở âm vực bát độ 3 và 4, nếu viết đúng bát độ 5 thì các nốt nhạc sẽ không nằm trong 5 dòng kẽ… Vì thế khi viết nhạc phổ thông cho giọng Nữ hát chỉ viết đến nốt D4 và khi hát ca sỹ Nữ sẽ hát trên 1 bát độ…
4. 12 Tone hợp âm có liên quan đến âm vực không?
Bạn có biết nhang vòng ko? Nó có hình xoắn ốc, vòng ngoài lớn rồi nhỏ dần vào chính giữa hình tròn. Người ta gắn vào cây sắt thẳng đứng cắm vào bát nhang, cây sắt có đầu đỡ phầm tâm của nhang vòng… Vòng ngoài buông xuống lơ lửng… Giả sử tôi vẽ cái vòng lặp 12 Tone (là 12 nốt nhạc) lên cái vòng nhang đó… Vòng ngoài cùng dưới thấp, ở đầu nhang bắt đầu là nốt C. Cứ thế mỗi vòng nhang đến nốt C kế tiếp sẽ lên vòng cao hơn và lên đến đỉnh… Điều đó biểu diễn cho vòng âm vực tăng dần từ bát độ thấp đến cao… Khi tôi gỡ vòng nhang ra và đặt lên mặt phẳng, bạn sẽ thấy giống như cái hình tôi vẽ ‘Vòng lặp 12 tone của bài hát’. Lúc này tất cả các vòng được ép phẳng chỉ còn 1 Bát độ với 12 bán cung (12 tone)…
Điều này cho thấy sự khác biệt của 12 tone hợp âm với Âm vực. 12 Tone của bài hát Ko có sự cao hay thấp… Bạn nói tone D cao hơn tone A? Không phải vậy. Bạn nên hiểu 12 tone này đều có thể đệm cho bất kỳ bát độ nào… Nếu ca sỹ hát tone A ở âm vực có bát độ cao thì sẽ cao hơn ca sỹ hát tone D ở bát độ thấp. Sự phân biệt cao thấp chỉ có nếu nó đệm cho những nốt nhạc hoặc giọng hát có cùng bát độ.
5. Tại sao lại lấy khoảng cách A>D (cặp hợp âm bậc 5) làm chuẩn đo tone Nam Nữ?
Thực tế không có chuẩn đó. Nếu bạn so sánh các thông số của các giọng Nam và giọng Nữ, hoặc so sánh trung bình tổng của 2 giọng Nam Nữ thì sẽ thấy sự khác biệt của 2 giọng chỉ có 2-3 tone. Vậy tại sao lại nhảy đến 5 tone?
Trước hết bạn cần xem lại ‘Vòng lặp 12 tone’ và nhận định rằng: Ko có điểm bắt đầu, Ko có tone cao tone thấp, ko có phân biệt khu vực giọng Nam, Nữ.
Đầu tiên bạn cần có 1 bản nhạc (musicsheet) hoặc 1 clip bài hát ca sỹ Nữ hát với tone chuẩn. Từ đây ta có thông số Tone Nữ của Bài hát đó. Tôi lấy ví dụ là tone A cho Nữ. Vậy là ta đã có điểm bắt đầu. Từ tone A ta di chuyển đến bậc 4 của nó để có tone Nam. Thực tế ta đã xâm nhập vào khu vực tone Nam của bài hát này.
Bước kế tiếp ta thử giọng của chính ca sỹ Nam mà ta sẽ đệm cho hát. Mỗi ca sỹ, mỗi người hát đều có âm vực riêng.Thử giọng và xác định nốt cao nhất mà bạn Nam đó hát tốt, đem so với Nốt Cao Nhất của bài hát ở tone mới này. Nếu chưa bằng nhau, bạn hãy tăng hay giảm bớt tone để có Tone cần tìm.
Để trả lời câu hỏi ‘Tại sao lại nhảy đến 5 tone?’.
Khi bạn nhảy đến 5 tone vd A>D, bạn có nhận thấy đây là cặp hợp âm bậc 5 ko? Thế chuyển hợp âm bậc 5 trên đàn guitar là cách nhanh nhất. Sau khi chuyển từ tone Nữ sang khu vực tone Nam bạn có thể tăng giảm thêm… Kinh nghiệm khi hát Karaoke cũng như đệm hát, sau khi chuyển thế hợp âm bậc 5 tôi giảm xuống 1-2 tone là an toàn…
Một vd tone Nữ chuyển thành tone Nam. Giọng Cs. Như Quỳnh có nốt cao nhất là C, và Đan Nguyên là F#. Từ một bài hát nào đó của Như Quỳnh ta chuyển sang bậc 4 cho Đan Nguyên hát. Bài hát đó sau khi chuyển bậc 4 sẽ có nốt F, Đan Nguyên sẽ hát rất thoải mái… Nhưng nếu đệm cho Cs Vũ Khanh hát cùng tone đó (VK giọng Nam trung, nốt cao nhất E4), ca sỹ này sẽ phải vất vả một chút.
Sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ đo, nhớ cao độ giọng của mình và của bạn hát để sau này chọn tone chính xác… Việc này cũng giống như việc biết số size giầy, cỡ áo khi đi mua sắm thôi…
Nguồn: Pmichang.